Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2016

Lưu ý mạng xã hội hoạt động dưới hình thức TMĐT

Thương mại điện tử, hay còn gọi là e-commercee-comm hay EC, là sự mua bán sản phẩm hay dịch vụ trên các hệ thống điện tử như Internet và các mạng máy tính.[1][2] Thương mại điện tử dựa trên một số công nghệ như chuyển tiền điện tử, quản lý chuỗi dây chuyền cung ứng, tiếp thị Internet, quá trình giao dịch trực tuyến, trao đổi dữ liệu điện tử (EDI), các hệ thống quản lý hàng tồn kho, và các hệ thống tự động thu thập dữ liệu. Thương mại điện tử hiện đại thường sử dụng mạng World Wide Web là một điểm ít nhất phải có trong chu trình giao dịch, mặc dù nó có thể bao gồm một phạm vi lớn hơn về mặt công nghệ như email, các thiết bịdi động cũng như điện thoại.

Lưu ý mạng xã hội hoạt động dưới hình thức TMĐT

1. Nếu như đến ngày 20/1/2015, khi Thông tư số 47 có hiệu lực, các mạng xã hội nếu chưa đăng ký với Bộ Công Thương sẽ bị xử lý ra sao? Họ có bị xử phạt hay không? 

Các chủ sở hữu mạng xã hội có hoạt động dưới hình thức sàn giao dịch TMĐT không tuân thủ việc đăng ký với Bộ Công Thương sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Cụ thể, theo khoản 3a, Điều 81: Thiết lập website cung cấp dịch vụ TMĐT khi chưa được xác nhận đăng ký theo quy định sẽ bị xử phạt từ 40 – 60 triệu đồng.

2. Thông tư số 47 quy định các chủ sàn giao dịch TMĐT phải chịu trách nhiệm với chất lượng hàng hóa được bày bán trên sàn. Tuy nhiên, nhiều chủ sàn cho biết điều này khó thực hiện được do người bán hàng được phép tạo gian hàng mà không cần phải qua kiểm soát của chủ sàn giao dịch. Vậy, làm thế nào để thực hiện được điều này theo quy định của pháp luật?

Khoản 4 Điều 4 Thông tư số 47 quy định về trách nhiệm của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ TMĐT trong việc loại bỏ khỏi website những thông tin bán hàng giả, hàng nhái, hàng nhập lậu, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và các hàng hóa, dịch vụ vi phạm pháp luật khác khi phát hiện hoặc nhận được phản ánh có căn cứ xác thực về những thông tin này. 

Như vậy, trách nhiệm trước hết thuộc về người bán, nhưng chủ sàn cũng phải chủ động phát hiện và chịu một phần trách nhiệm khi trên sàn bán các loại hàng hóa vi phạm pháp luật.

Quy định này sẽ tạo ra môi trường kinh doanh trực tuyến lành mạnh hơn và bảo vệ tốt hơn quyền lợi của khách hàng.

3. Vì sao Bộ Công Thương quy định các mạng xã hội có hoạt động dưới hình thức sàn giao dịch TMĐT phải tiến hành đăng ký?


Hiện nay, trào lưu kinh doanh TMĐT trên các mạng xã hội đang nở rộ với quy mô thị trường ngày càng lớn. Theo Báo cáo TMĐT Việt Nam năm 2013, khoảng 73% người sử dụng Internet tại Việt Nam có truy cập vào các diễn đàn, mạng xã hội. Kết quả khảo sát cũng cho thấy, 45% người sử dụng Internet có tham gia mua sắm qua các mạng xã hội. Con số này dự báo có xu hướng tăng trong thời gian tới. Nắm bắt được trào lưu trên, ngày càng nhiều doanh nghiệp lựa chọn phương thức bán hàng thông qua mạng xã hội nhằm tiết giảm chi phí, nâng cao hiệu quả tiếp cận khách hàng mục tiêu.

Về mặt bản chất và phương thức tổ chức, hoạt động kinh doanh trên các mạng xã hội cũng giống với hoạt động kinh doanh trên sàn giao dịch TMĐT. Do vậy, Thông tư số 47 làm rõ hơn quy định của Nghị định số 52, yêu cầu các mạng xã hội có hoạt động theo hình thức sàn giao dịch TMĐT (như liệt kê tại khoản 2 Điều 35 Nghị định số 52) phải tiến hành đăng ký với Bộ Công Thương và tuân thủ các quy định liên quan tới sàn giao dịch TMĐT tại Nghị định này. 

Quy định này nhằm thiết lập một môi trường cạnh tranh lành mạnh cho TMĐT phát triển, đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này.

Mọi chi tiết xin liên hệ Luật Trí Minh để được tư vấn nhanh nhất
Văn pòng Hà Nội: 043.766.9599
Văn phòng HCM: 083.933.3323


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Affiliate Network Reviews